Công nghệ bể kỵ khí tải cao IC reactor xử lý nước thải ô nhiễm nặng
Giới thiệu:
- Kỹ thuật tuần hoàn nội IC bắt đầu từ bằng sáng chế của Vellinga (1986). Thành phần cấu tạo cơ bản của hệ xử lý tuần hoàn nội gồm hệ phân bố nước đầu vào, cơ cấu tuần hoàn nội, vùng phản ứng cao tải ở phía dưới và vùng phản ứng tải lượng thấp (làm sạch sâu) nằm ở phía trên.
- Mô tả kỹ thuật
- Hình ảnh
- Video
Bể ky khí cao tải IC là gì?
Bể kỵ khí cao tải IC (Internal Circulation reactor) – sinh học kỵ khí nội tuần hoàn – là bể gồm 2 ngăn UASB, các ngăn này kết nối với nhau bằng cách đặt ngăn này lên phía trên ngăn kia. Bể IC cũng được xem là một phiên bản đặc biệt của bể EGSB, được vận hành theo chế độ giãn nở của bùn hạt PVA – gel để khử các chất hữu cơ với tải trọng thể tích cao.
Thiết bị phản ứng kiểu IC có dạng như hai bồn UASB chồng lên nhau, thường là hình trụ có chiều cao khoảng 20 m, tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính nằm trong khoảng giá trị 2,3 – 8
Bể kỵ khí IC được coi là một cách hiệu quả chi phí để đối phó với tất cả các loại nước thải có tải lượng ô nhiễm cao. Nó thông qua quá trình lưu thông nội bộ; khí sinh học sẽ được sản xuất trong quá trình phản ứng
Đặc điểm của bể kỵ khí cao tải IC
Điểm nổi bật của kỹ thuật bể kỵ khí cao tải IC là mật độ vi sinh rất cao và do đóng góp của dòng tuần hoàn nội nên tốc độ dòng chảy ngược rất lớn (có thể lên tới 20 m/h), cộng với việc dòng khí sinh ra lớn (do tốc độ chuyển hóa cao) làm tăng cường khả năng khuấy trộn của hệ. Dòng tuần hoàn nội có tính chất tự điều chỉnh: nồng độ cơ chất cao sinh ra lượng khí lớn kéo theo lưu lượng lớn của dòng tuần hoàn, tăng khả năng khuấy trộn và pha loãng dòng vào.
Ứng dụng
Bể kỵ khí cao tải IC với tỉ lệ tải trọng thể tích rất cao, khả năng chống sốc mạnh và ổn định nước, sản xuất khí lớn, chi phí vận hành thấp, lợi ích kinh tế rõ ràng, phù hợp hơn với kỹ thuật xử lý nước thải tập trung.